Hình ảnh đặc sắc trong “Đồng chí” – Chính Hữu

Bạn đang xem: Hình ảnh đặc sắc trong “Đồng chí” – Chính Hữu tại Trường THPT Phan Đình Phùng Cơ sở 1: Cùng cảnh ngộ, cùng giai cấp “Quê hương anh nước mặn đồng chua …

Hình ảnh đặc sắc trong "Đồng chí" - Chính Hữu
Bạn đang xem: Hình ảnh đặc sắc trong “Đồng chí” – Chính Hữu tại Trường THPT Phan Đình Phùng

  1. Cơ sở 1: Cùng cảnh ngộ, cùng giai cấp
  2. “Quê hương anh nước mặn đồng chua
    Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”

    – Đối: “quê hương anh” với “làng tôi”

    Sự tương đồng trong cảnh ngộ, lai lịch của người lính

    – Thành ngữ:

    + “Nước mặn đồng chua”: vùng ven biển ngập mặn hay vùng đồng chiêm chũng, đất chua

    + “Đất cày lên sỏi đá”: vùng đồi núi trung du, đất đá cằn cỗi, bạc màu

    Những miền quê khác nhau về vị trí nhưng giống nhau đều nghèo khó. Điều này đã giúp người lính nhanh chóng trở nên gần gũi, thân quen

  3. Cơ sở 2: Cùng chung mục đích, lí tưởng chiến đấu
  4. “Anh với tôi đôi người xa lạ
    Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”

    – Hình ảnh sóng đôi “anh” – “tôi”

    Sự gắn bó keo sơn giữa những người lính áo vải

    – “Đôi”: là hai nhưng tạo thành một cặp không thể tách rời nhau, gắn bó rất tự nhiên với nhau giữa những người lính.

    – “Chẳng hẹn quen nhau”: sự quen nhau không hẹn trước, nhưng chính việc cùng hoàn cảnh xuất thân, cùng tham gia chiến đấu khiến các anh nảy sinh tình cảm cao đẹp

  5. Cơ sở 3: Cùng chung nhiệm vụ chiến đấu, cũng như cùng chia sẻ những gian lao trong cuộc sống thường nhật
  6. “Súng bên súng, đầu sát bên đầu
    Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”

    – “Súng bên súng, đầu sát bên đầu”

    + Hình ảnh tả thực: người lính đứng cạnh nhau trong tư thế sẵn sàng chiến đấu

    + Ý nghĩa ẩn dụ: tượng trưng cho sự sát cánh bên nhau trong mọi hoàn cảnh của người lính

    – “Súng bên súng”: chung nhiệm vụ chiến đấu

    – “Đầu sát bên đầu”, “chung chăn”: cùng trải qua cuộc sống gian khổ trong quân ngũ

    – Các từ “bên”, “sát”, “chung”: tô đậm sự chia sẻ, xóa đi mọi khoảng cách

    – Từ trong thiếu thốn, gian lao ấy, các anh đã hiểu nhau và trở thành “đôi tri kỉ”. “Tri kỉ” -> họ thân thiết với nhau, hiểu bạn như hiểu chính mình

    Muốn tìm hiểu thêm những hình ảnh đặc sắc trong bài thơ “Đồng chí”, hãy đăng kí học cùng CTVH nhé!

    Điền link đăng kí học: “Link đăng kí khóa học”

Bạn thấy bài viết Hình ảnh đặc sắc trong “Đồng chí” – Chính Hữu có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Hình ảnh đặc sắc trong “Đồng chí” – Chính Hữu bên dưới để Trường THPT Phan Đình Phùngcó thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: thptphandinhphung.edu.vn của Trường THPT Phan Đình Phùng

Nhớ để nguồn bài viết này: Hình ảnh đặc sắc trong “Đồng chí” – Chính Hữu của website thptphandinhphung.edu.vn

Chuyên mục: Giáo dục

Xem thêm bài viết hay:  Thực hành đọc Tính cách của cây

Viết một bình luận